Một quan chức an ninh cao cấp của Đức ngày 30/1 trả lời tờ Spiegel cho biết kết quả điều tra của các cơ quan an ninh Đức cho thấy những cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng mạng của Quốc hội Đức (Bundestag) trong năm 2015 xuất phát từ Nga và do "đơn vị tình báo quân đội của Nga" thực hiện.
Vị quan chức này cho biết cách thức tấn công hạ tầng mạng của Quốc hội Đức cũng tương tự cách thức tấn công nhằm vào hạ tầng mạng của các tập đoàn quốc phòng Đức và các nước NATO khác.
Cũng theo tờ Tấm gương, ngày 15/1, Viện Công tố liên bang Đức tại thành phố Karlsruhe đã thụ lý hồ sơ điều ra vụ việc này.
Hồi tháng 5/2015, mạng máy tính của Quốc hội Đức bị tấn công khi các phần mềm chuyên nghiệp "đánh sập" 14 máy chủ, trong đó có máy kết nối mạng trung tâm. Phía Đức không công bố liệu bao nhiêu thông tin đã bị đánh cắp.
Các máy chủ này bị tấn công bằng mã độc trojan và chỉ được phát hiện khi những mã độc này xâm nhập sâu vào máy tính và bắt đầu hoạt động chuyển dữ liệu.
Điểm khởi đầu của cuộc tấn công là các email giả mạo danh của Liên hiệp quốc gửi cho Quốc hội Đức. Tin tặc sau đó đã chiếm được mật khẩu và thâm nhập được vào toàn bộ hệ thống mạng của Quốc hội Đức. Hệ thống này đã bị dừng hoạt động trong nhiều ngày.
Cơ quan Bảo vệ hiến pháp Đức (BfV) khẳng định các vụ tấn công nhằm vào hạ tầng mạng của chính quyền và các tập đoàn nước này hiện rất nghiêm trọng.
Vị quan chức này cho biết cách thức tấn công hạ tầng mạng của Quốc hội Đức cũng tương tự cách thức tấn công nhằm vào hạ tầng mạng của các tập đoàn quốc phòng Đức và các nước NATO khác.
Cũng theo tờ Tấm gương, ngày 15/1, Viện Công tố liên bang Đức tại thành phố Karlsruhe đã thụ lý hồ sơ điều ra vụ việc này.
Hồi tháng 5/2015, mạng máy tính của Quốc hội Đức bị tấn công khi các phần mềm chuyên nghiệp "đánh sập" 14 máy chủ, trong đó có máy kết nối mạng trung tâm. Phía Đức không công bố liệu bao nhiêu thông tin đã bị đánh cắp.
Các máy chủ này bị tấn công bằng mã độc trojan và chỉ được phát hiện khi những mã độc này xâm nhập sâu vào máy tính và bắt đầu hoạt động chuyển dữ liệu.
Điểm khởi đầu của cuộc tấn công là các email giả mạo danh của Liên hiệp quốc gửi cho Quốc hội Đức. Tin tặc sau đó đã chiếm được mật khẩu và thâm nhập được vào toàn bộ hệ thống mạng của Quốc hội Đức. Hệ thống này đã bị dừng hoạt động trong nhiều ngày.
Cơ quan Bảo vệ hiến pháp Đức (BfV) khẳng định các vụ tấn công nhằm vào hạ tầng mạng của chính quyền và các tập đoàn nước này hiện rất nghiêm trọng.
Theo Vietnam +