Vệ tinh Hitomi trị giá 286 triệu USD của Nhật Bản đã bị mất kiểm soát do lỗi cập nhật phần mềm.
Nhật
Bản vừa tuyên bố họ đã mất kiểm soát đối với vệ tinh Hitomi. Nguyên nhân đang
được giới chuyên môn điều tra nhưng các phân tích ban đầu cho thấy sự cố xảy ra
do một gói cập nhật phần mềm đã được phát hành trong thời gian gần đây. JAXA,
cơ quan không gian Nhật Bản đã mất 286 triệu USD cùng với 3 năm lên kế hoạch và
10 năm nghiên cứu cho dự án vệ tinh này.
Hitomi,
còn được gọi là ASTRO-H được phóng vào ngày 17 tháng 2 năm 2016 nhưng ngày 26
tháng Ba vừa qua thảm họa đã xảy ra, hiện tại vệ tinh này đã trở thành rác vũ
trụ và trôi nổi trong không gian. JAXA được cho là tuyệt vọng trong nỗ lực khôi
phục sự hoạt động của ASTRO-H trong khoảng thời gian vừa qua. Ngày 29 tháng Tư
vừa qua, Nhật Bản tuyên bố họ đã chấm dứt cố gắng khôi phục hoạt động của vệ
tinh này và bắt đầu xác định những nguyên nhân dẫn tới thất bại, mặc dù vài
tuần trước họ cũng đã tổ chức một cuộc hợp báo để thông báo sơ bộ về các nguyên
nhân dẫn đến việc mất liên lạc với Hitomi.
Vào ngày 26, vệ tinh đã hoàn thành
kế hoạch để bắt đầu đi vào hoạt động. Hệ thống Attitude Control System (ACS)
bắt đầu sử dụng Star Tracking (STT) để kiểm soát vị trí của vệ tinh. Thời điểm
này ACS cũng nhận được một bản cập nhật cho hệ thống giám sát vị trí (STT)và
tham chiếu quán tính (IRU).
Lúc đó, vệ tinh đã đi qua Nam Đại Tây Dương và nhiều chuyên gia nhận định có 2 nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Hitomi. Thứ nhất, Hitomi đã đi vào khu vực khiến nó mất liên lạc với đài điều khiển từ mặt đất. Thứ hai, vành đai bức xạ bao quanh trái đất tại khu vực này có mật độ các hạt cao hơn các khu vực khác và các hạt năng lượng cao này có thể là nguyên nhân phá hủy các thiết bị điện tử bên trong vệ tinh.
STT và IRU đã phản hồi khác nhau với hệ thống điều khiển của vệ tinh.Trong trường hợp này IRU được ưu tiên nhưng dữ liệu của nó dường như đã sai, nó báo cáo tốc độ quay 20 độ mỗi giờ nhưng thật sự thì điều này không xảy ra. Các thông tin cấu hình vệ tinh được tải lên trước đó đã sai và phản ứng của các hệ thống phụ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Việc sử dụng thông tin cấu hình sai lầm có thể làm vệ tinh chuyển động vượt quá thông số thiết kế. Các bộ phận phụ như cánh thu năng lượng mặt trời đã không thể hoạt động. Trong vệ tinh, STT thường được fix lỗi tốt và gửi dữ liệu đến IRU. Các IRU sử dụng các dữ liệu này để thiết lập các chế độ hoạt động cho chính mình. Do đó, dữ liệu sai kéo theo IRU hoạt động sai và cả ACS cũng bắt đầu gặp các vấn đề nghiêm trọng.
Hitomi ban đầu được thiết kế để nghiên cứu các nguồn tia X trong vũ trụ. Việc quan sát từ vệ tinh sẽ hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng che khuất của các đám mây bụi và cho kết quả chính xác hơn. Nhật Bản là một trong những nước dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Vệ tinh nghiên cứu tia X đầu tiên của Nhật Bản là Hakucho đã đượt phóng vào vũ trụ từ năm 1979. Sau đó, nước này tiếp tục phóng thành công các phiên bản cải tiến của vệ tinh này vào các năm 1983, 1987 và 1993. Gần đây nhất là vệ tinh Suzaka được phóng năm 2005 và dừng hoạt động vào năm 2015 do suy thoái pin và các bộ phận khác. Người ta hi vọng Hitomi sẽ tiếp nối thành công từ các vệ tinh tiền nhiệm nhưng đến nay Nhật Bản đã thất bại trong kế hoạch này.
Nguồn Genk.vn